AUDIO
Có lẽ bạn sẽ thắc mắc, loa toàn dải là gì? Ưu nhược điểm của loa toàn dải? Cách chơi loa toàn dải hay nhất như thế nào? SAIGON HD xin được giải đáp ở bài viết sau đây.
Bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về đầu đĩa than, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn, sử dụng và tận hưởng âm nhạc từ những đĩa than...
Điều gì đã lôi cuốn bạn đến với đĩa than? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu trong bài viết này!
Chế độ chụp, độ phân giải, zoom.. là những tiêu chí cơ bản nên tham khảo trước khi bạn định mua một chiếc máy ảnh compact.
Máy ảnh compact, hay còn gọi là máy ảnh dạng ngắm - chụp (point-and-shoot) khá tiện dụng cho những buổi tiệc, chuyến du lịch. Để có thể chọn được máy ảnh đáp ứng cơ bản nhu cầu của mình, những người có ít kinh nghiệm về máy ảnh số có thể tham khảo một số tiêu chí đánh giá dưới đây.
Các chế độ chụp (scene modes): Các hãng sản xuất đã cài đặt sẵn một số chế độ chụp thông dụng như chụp ở cự ly gần (macro), chân dung (portrait), phong cảnh (landscape), chụp góc rộng toàn cảnh (panorama)... để tiết kiệm thời gian khi chụp, giảm các thao tác tinh chỉnh phức tạp cho người dùng. Các thương hiệu máy ảnh như Canon, Nikon, Olympus cung cấp khoảng 10 - 15 chế độ chụp và cho ra những bức ảnh chất lượng khá tốt ở các chế độ khác nhau.
Độ phân giải (resolution): phổ biến hiện nay là từ 10 triệu điểm ảnh (megapixel) trở lên. Số “chấm” - megapixel quyết định độ sắc nét của tấm ảnh. Do đó, số megapixel cao hơn nghĩa là những bức ảnh được in sẽ có khổ lớn và chất lượng hình ảnh tốt hơn.
Zoom: Bạn nên chú ý đến zoom quang học (optical zoom) vì đây mới là zoom thực qua thấu kính của máy. Digital zoom chỉ là phóng to pixel trên tấm ảnh đã chụp nên chất lượng không cao. Zoom của máy ảnh compact thường là từ 3x đến 5x, của advanced compact từ 5x đến 15x. Bình thường zoom từ 3x đến 5x là đủ, nhưng nếu bạn thích chụp những đối tượng ở xa mà không cần tiếp cận (như động vật, phong cảnh…) thì tầm zoom lớn hơn một chút là đầu tư xứng đáng
Số ISO trên máy ảnh số (ISO 50-1600): chỉ khả năng điều chỉnh độ nhạy sáng của cảm biến hình ảnh. Đây là yếu tố quan trọng vì với khẩu độ và thời gian lấy sáng hạn chế của máy ảnh compact, nâng ISO thường là cách được sử dụng trong trường hợp thiếu sáng để cho ra tấm ảnh như ý. Nhưng khi đặt ISO càng cao thì chất lượng hình sẽ giảm do bị nhiễu hạt (do giới hạn của compact, trừ một số máy cá biệt thì hình ở ISO 800 và cao hơn rất dễ bị nhiễu).
Thẻ nhớ phổ biến nhất cho compact là thẻ SD, nhưng một số nhà sản xuất như Olympus hay Sony dùng định dạng thẻ của riêng mình (xD và Memory Stick). Một điểm đáng lưu ý là còn có một loại thẻ là SDHC (SD high capacity, dung lượng từ 2 GB đến 8 GB). Tuy hình dáng bên ngoài giống thẻ SD bình thường nhưng không tương thích với những máy ảnh không hỗ trợ (hiện mới chỉ có một số máy Panasonic và Kodak hỗ trợ), do vậy bạn hãy xem xét kỹ vấn đề này trước khi mua.
Thời lượng pin: Trung bình pin của những chiếc máy ảnh compact cho bạn khoảng 150-500 lần chụp tùy loại pin và cách sử dụng máy. Nếu có điều kiện, nên trang bị một bộ pin rời kèm theo để phòng trường hợp cần thiết.
Kích thước của màn hình LCD phía sau: Kích thước phổ biến là 2,5 - 3,0 inch. Mặc dù màn hình kích cỡ lớn giúp bạn dễ chụp và xem lại hình, nhưng khá tốn pin nên bạn cần cân nhắc.
Dùng thử phần mềm quản lý ảnh đi kèm: Đa số người dùng phần mềm đi kèm của nhà sản xuất. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng những phần mềm của hãng thứ 3 như ACD See.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác tác động như Auto-focus, flash, khẩu độ (aperture), tốc độ đóng màn trập (shutter speed)… Bên cạnh đó, chiếc máy ảnh phù hợp cho riêng bạn còn tùy thuộc vào kiểu dáng, kích thước, trọng lượng cũng như sở thích cá nhân.
Theo vnexpress.net
(0 Đánh giá)
Gửi đánh giá của bạn
Quên Mật khẩu?
Đăng ký tài khoản để nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ SAIGON HD
Hãy đăng ký bằng Họ và tên,số điện thoại,email thật của bạn để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ SAIGON HD cũng như có cơ hội nhận được thông báo về các chương trình khuyến mãi đặc biệt và các phần quà hấp dẫn