• AUDIO
  • THIẾT BỊ TRÌNH CHIẾU
  • HI-TECH
  • TRẢI NGHIỆM SẢN PHẨM
  • GIỚI THIỆU THƯƠNG HIỆU
Kenny Phạm  •  08/05/2018 2:19  •  0 bình luận  •  1451 lượt xem

Để thưởng thức âm nhạc một cách trọn vẹn và phát huy tối đa khả năng trình diễn của một dàn máy, chúng ta cần quan tâm tới chất lượng của phòng nghe. Một phòng nhạc bố trí không hợp lý sẽ làm cho một hệ thống âm thanh có giá trị trở nên tầm thường. May mắn thay, chúng ta đã có những” mẹo” thật đơn giản có thể cải tạo được phần nào chất lượng âm nhạc cho phòng nghe của mình mà không cần phải đầu tư nhiều công sức hay tiền bạc.

Một trong những cách điển hình là:

I. Thay đổi vị trí đặt loa

Vấn đề thường gặp ở những phòng nhạc là vị trí đặt loa không thích hợp. Một vị trí đặt loa đúng có thể tạo ra hiệu ứng cân bằng về âm sắc, nâng cao chất lượng âm bass, cũng như làm cho âm nhạc có chiều sâu và lan rộng hơn. Chúng ta hãy thử thay đổi vị trí đặt loa trong phòng nhạc của mình bằng cách dịch chuyển từ từ vị trí hiện tại của loa đến môt điểm nào đó ta sẽ có cảm giác âm thanh khác lạ và hay hơn trước, Đó là “ Vị Trí Đúng” của loa.

1. Mối liên quan giữa vị trí đặt loa và người nghe : nên đăt loa ở vị trí tạo thành một góc tam giác với người nghe. Ở vị trí này người nghe sẽ cảm nhận chất lượng âm nhạc đầy đủ nhất, âm thanh sống động và đầy màu sắc hơn.

2. Vị Trí đặt loa và tường phòng : Loa được đặt gần vách tường hay các góc phòng sẽ cho chúng ta âm bass mạnh mẽ và sôi nổi hơn. Tuy nhiên âm Bass sẽ thiếu trung thực nếu đặt quá gần tường và góc phòng.

3. Vị trí người nghe và loa cũng quyết định đến cường độ âm cộng hưởng (âm vang) trong phòng. Người nghe càng ngồi xa vị trí loa thì càng nghe rõ âm cộng hưởng. Khi mức độ cộng hưởng âm của phòng giảm đi, âm bass sẽ nổi bật và sống động hơn.

4. Âm nhạc phát ra từ loa càng di chuyển xa trong phòng thì chiều sâu về âm sắc của nó càng nhiều và giàu hình ảnh hơn.

5. Khoảng cách về chiều cao giữa người nghe và vị trí loa cũng tạo được hiệu quả cân bằng về âm sắc.

6. Đặt loa theo kiểu Toe-in: Là bố trí loa sao cho tạo ra được một “góc nhìn hợp lý” từ vị trí loa đến vị trí người nghe, hệ thống loa có khuynh hướng nghiêng về phía người nghe. Tại sao chúng ta phải đặt loa theo cách này?
Thật ra mối quan hệ về mặt hình học giữa vị trí người nghe và vị trí của hai loa là vô cùng quan trong. Nếu như không bàn đến phòng nghe nhạc thì mối quan hệ này có tính quyết định đến chất lượng của âm nhạc.
Người nghe nên ngồi ngay vị trí “chính xác” giữa hai loa, bảo đảm khoảng cách từ mỗi loa đến” vị trí nghe” phải lớn hơn khoảng cách của chính hai loa. Khoảng không gian chênh lệch này được gọi là “sweet spot” hay “ vị trí đúng” ( xem hình minh họa). Ngay vị trí này, người nghe sẽ cảm nhận được đầy đủ nhất nhạc tính của âm nhạc, âm nhạc sẽ sống động và mạnh mẽ hơn.
Nhìn chung, vị trí nghe càng gần loa người nghe sẽ có cảm giác âm nhạc gần gũi và “ trực tiếp” hơn. Trái lại, nền nhạc sẽ lan rộng và “mênh mông” hơn khi vị trí nghe có khuynh hướng cách xa loa.

Một “ góc nghe” hợp lý sẽ cho chúng ta một nền nhạc bao la đầy màu sắc.
Dựa vào mối quan hệ hình học về “góc nghe” này, chúng ta có thể sắp đặt vị trí loa và người nghe theo nhiều cách: 
– Khoảng cách giữa loa và người nghe gần hơn ( đồng thời khoảng cách giữa các loa cũng gần hơn)
– Khoảng cách giữa loa và người nghe xa hơn ( đồng thời khoảng cách giữa các loa cũng xa hơn)
Tóm lại, thiết kế một vị trí đặt loa thích hợp cho phòng nghe nhạc, chúng ta sẽ có được chất lượng âm nhạc tốt hơn, sống động và đầy màu sắc hơn.

Khai thác tối đa hiệu quả âm thanh của phòng nghe nhạc

Cách bố trí loa hướng vào TOE-IN sẽ làm tăng cường hiệu ứng Stereo

Cách bố trí này sẽ giảm sự ảnh hưởng của hai bên tường tới chất lượng âm thanh.
Lưu ý: Đỉnh của tam giác phải trước vị trí ngồi nghe Khoảng 20-30 cm.

D1: Khoảng cách giữa 2 loa
D2: Khoảng các từ 2 loa đến
D3: Khoảng cáh giữa vị trí ngồi và tường phía sau

Khai thác tối đa hiệu quả âm thanh của phòng nghe nhạc

Hướng loa đặt theo cách tạo thành một góc tam giác với người nghe

II. Các rắc rối thường gặp của phòng nghe và cách xử lý

1. Chưa xử lý tốt vấn đề “ mặt phẳng song song”

Có lẽ rắc rối thường gặp và gây ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng âm thanh của phòng nhạc là do chúng ta chưa xử lý tốt vấn đề “mặt phẳng song song”. Vậy “mặt phẳng song song” là gì?
Khi đặt hai mặt phẳng có tính phản xạ âm đối diện với nhau trong phòng nhạc , sẽ xãy ra hiện tượng “ Flutter Echo” hay còn gọi là “phản xạ âm”. Đây là một tiếng “ngân vang”, khi âm thanh chính đã “tắt” trong quá trình di chuyển, trong khi âm thanh phản xạ của nó vẫn còn tồn tại.
Có thể mô tả hiện tượng này tương tự như khi bạn vỗ tay trong một căn nhà trống, bạn sẽ nghe được một âm thanh “vọng lại” trong không khí sau khi đã ngưng hành động vỗ tay một lúc.

Tiếng “Flutter Echo” này có ảnh hưởng rất nhiều đến âm trung và âm treble.
Tuy nhiên chúng ta vẫn có cách khắc phục chúng . Trước tiên phải tìm hiểu xem hai mặt phẳng song song nào đã tạo ra “phản xạ âm”, sau đó dùng những vật liệu có tính khuyếch tán âm hoặc hấp thu âm đặt lên trên mỗi mặt phẳng. Có thể dùng những vật liệu rẻ tiền và sẳn có như tấm màn treo cửa sổ hoặc tấm thảm trải sàn.
Như vậy điều tối kỵ cho phòng nghe nhạc là tồn tại 2 mặt phẳng có tính phản xạ âm song song với nhau. Ví dụ 2 tường bên nhẵn phẳng hoặc trần và nền cũng như tường phía trước và sau lưng chưa được xử lý.

Khai thác tối đa hiệu quả âm thanh của phòng nghe nhạc

Xử lý “mặt phẳng song song” bằng cách dán hai bên tường các vật liệu hút âm

2. Sàn và vách chưa được cách âm tốt

Thông thường chúng ta hay đặt loa cạnh các vách tường hay sàn phòng. Khi dàn âm thanh hoạt động, âm nhạc từ loa sẽ đi trực tiếp đến tai người nghe. Ngoài ra một phần năng lượng của chúng bị phản xạ trở lại do các vách tường, sàn và trần nhà. Các tín hiệu âm phản xạ này “đan xen” vào tín hiệu âm nhạc chính và “triệt tiêu” lẫn nhau làm cho chất lượng âm nhạc giảm đi đáng kể

Tuy nhiên hai tín hiệu âm thanh này có thời gian di chuyển khác nhau, vì vậy tín hiệu âm phản xạ cũng đến tai người nghe chậm hơn do quãng đường đi của nó dài hơn. Điều này làm cho người nghe có cảm giác chất lượng âm nhạc không đồng bộ và mất cân bằng về âm sắc.
Cùng một loại loa và cùng chất lượng như nhau, nhưng khi được đặt ở những phòng có diện tích khác nhau sẽ cho tín hiệu âm phản xạ khác nhau. Để khắc phục tình trạng “phản xạ âm” một cách đơn giản và ít tốn kém, người ta cũng sử dụng những vât liệu có tính hấp thu âm hay khuyếch tán âm có sẳn như các tấm màn hay thảm, treo chúng lên các vách tường ở vị trí giữa loa và người nghe.

Có vài cuộc tranh cãi giữa các “cư dân high-end” về vấn đề: “âm phản xạ”- nên được hấp thu hay khuyếch tán?
Nhóm ủng hộ “khuyếch tán” cho rằng, các sóng âm phản xạ có biên độ thấp sẽ dễ dàng lan truyền rộng khắp trong không gian, tạo điều kiện tốt cho âm nhạc “ bay bỗng” hơn.
Nhóm ủng hộ “hấp thu” thì giải thích như sau: Tín hiệu âm phản xạ khi đi lẫn lộn với âm thanh chính được phát ra trực tiếp từ loa, chúng có thể làm suy yếu âm thanh này, dẫn đến chất lượng âm nhạc cũng giảm đi đáng kể.

Lưu ý rằng, chúng ta không nhất thiết phải xử lý toàn bộ phòng âm để giải quyết vấn đề “phản xạ âm”. Thực ra tín hiệu “âm phản xạ” này chỉ xuất hiện ở một vài vị trí trên tường mà thôi.
Ở tần số trung và cao, tín hiệu âm thanh hoạt động tương tự như các tia ánh sáng vậy, do đó chúng ta chỉ cần tìm đúng các “điểm phản xạ” trên tường và xử lý chúng.

3. Âm Bass quá dày và cứng

Âm bass quá “dày” và “cứng” là nỗi phiền phức đối với những người chơi nhạc. Quá trình cộng hưởng âm của phòng, vị trí đặt loa không đúng, hay chất lượng của loa quá xấu là nguyên nhân chính gây ra “vấn nạn” trên.

Một thiết bị đơn giản, rẻ tiền nhưng hoạt động rất hiêu quả có tên là “ Tấm tiêu âm” sẽ giải quyết được tình trạng này.
“Tấm tiêu âm” có thể đứng riêng biệt một mình hoặc treo trên tường, sao cho mặt phẳng của nó tiếp xúc với vách tường. Trên bề mặt của thiết bị này có khoét nhiều lỗ nhỏ, có tác dụng “thu hút” những sóng âm có tần số thấp. Đặc biệt các nút điều chỉnh được thiết kế sẳn, cho phép chúng ta chọn lọc tần số, băng tần của sóng âm cần xử lý.

Ngoài ra chúng ta cũng không nên bỏ qua “ vị trí đặt loa”.Nếu đã điều chỉnh vị trí của loa rồi mà chất lượng âm bass vẫn chưa cải thiện, lúc này hãy nghĩ đến việc thay thế một bộ loa khác

4. Chất lượng âm thanh xấu do đặt những vật có tính” phản xạ âm” gần loa.

Các thiết bị ngoại vi hay vật dụng có kích thước lớn đặt trong phòng cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng âm thanh của loa. Một cửa sỗ nằm phía sau loa, những loa sub…hay thậm chí là bộ khuyếch đại công suất được đặt nằm trên sàn nhà đều có khả năng làm giảm chất lượng âm thanh của phòng nhạc.

Chúng ta nên thay đổi vị trí các vật này hoặc hạn chế ảnh hưởng của chúng đến chất lượng âm thanh. Chẳng hạn như đối với cửa sỗ nằm phía sau loa, ta có thể treo một tấm màn hoặc drap mỏng nhằm hạn chế mức độ “phản xạ âm” của nó.

Khai thác tối đa hiệu quả âm thanh của phòng nghe nhạc

Phía sau và 2 bên góc của loa có treo các tấm tiêu âm

Sau đây là tóm tắt ngắn gọn những phương cách đơn giản nhưng rất thực tiển và hiệu quả nhằm cải thiện chất lượng âm thanh của phòng nghe nhạc.

1. Vị trí loa : Chúng ta có thể hình dung , vị trí của một ngôi nhà sẽ quyết định đến giá trị của ngôi nhà đó. Tương tự như vậy, vị trí đặt loa trong một phòng nhạc sẽ quyết định chất lượng âm nhạc của phòng. Vì vậy khi cần xử lý âm để cải thiện chất lượng âm cho một phòng nhạc, điều đầu tiên chúng ta nên quan tâm là “ vị trí loa”.
2. Diện tích phòng: Khi chuẩn bị thiết kế một phòng nghe nhạc, chúng ta nhất định phải chú ý đến các thông số về kích thước ( chiều dài , chiều rộng và chiều cao). Đây là yếu tố rất quan trọng trong thiết kế phòng nhạc. Chất lượng âm nhạc phụ thuộc nhiều vào các yếu tố này.
3. Mặt phẳng song song: Nếu phòng nhạc của bạn có hai mặt vách tường nằm đối diện nhau, điều này sẽ gây ra hiện tượng “ phản xạ âm”. Cách đơn giản nhất để khắc phục “phản xạ âm” là tận dụng những vật liệu có sẳn như tấm thảm trải sàn , tấm drap…treo hoặc dán lên hai bề mặt của vách tường.
4. Tường và trần: Tường và trần là tác nhân chính của “phản xạ âm” và “méo âm”. Chúng ta chỉ cần hạn chế đặc tính phản xạ của chúng bằng những vât liệu có tính hấp thu hay khuyếch tán âm như tấm xốp, thảm trải sàn, tấm drap…
5. vật mang tính phản xạ và loa : hạn chế đặt những vật có đặc tính phản xạ gần với loa như: Bộ khuyếch đại công suất, giá để loa…Vì các vật này sẽ hạn chế khả năng trình diễn âm nhạc của loa. Chúng ta có thể di chuyển chúng về vị trí phía sau loa hoặc che phủ chúng bằng những vật liệu có tính hấp thu âm.
6. Chiều cao và độ dốc của phòng: Một phòng nhạc có thiết kế trần cao và độ dốc hợp lý sẽ hạn chế được tình trạng “phản xạ âm” giữa trần và sàn phòng. Với phòng nhạc như thế này, nếu chúng ta chọn vị trí đặt loa ở điểm có trần thấp nhất ,dàn loa sẽ cho chúng ta âm bass sâu và mượt mà hơn.
7. Vật liệu hấp thu âm tần số cao và âm tần số thấp: Thông thường trong một phòng nhạc, vật liệu hấp thu âm tần số cao chiếm đa số so với vật liệu hấp thu âm tần số thấp. Điều này khiến cho độ “ vang âm “ của phòng không đồng bộ, âm bass cũng trở nên dày đặc và không sống động.
8. Thay đổi vi trí nghe nhạc: “sóng âm đứng” do âm thanh tạo ra sẽ hình thành các “vùng tỉnh” tại những vị trí có áp suất cao và thấp nhất của phòng. Điều chúng ta cần làm lúc này là thay đổi vị trí người nghe đến khu vực có áp suất cân bằng, xa tường phòng.
9. Triệt tiêu sóng đứng: Đối với các đồ vật trong phòng, nếu chúng ta biết xếp đặt chúng một cách có tính toán sẽ loại trừ đươc “sóng âm đứng”. Những vật có kích thước lớn nên được đặt phía sau vị trí người nghe nhằm khuyếch tán các sóng phản xạ từ phía sau.

Theo hdvietnam

Bình luận

Đánh giá trung bình

(0 Đánh giá)

  • 5
  • 0 Rất hài lòng
  • 4
  • 0 Hài lòng
  • 3
  • 0 Bình thường
  • 2
  • 0 Dưới trung bình
  • 1
  • 0 Thất vọng

Đăng ký nhận thông tin Khuyến mãi & Tin tức từ SAIGON HD

* Bắt buộc nhập!