• AUDIO
  • THIẾT BỊ TRÌNH CHIẾU
  • HI-TECH
  • TRẢI NGHIỆM SẢN PHẨM
  • GIỚI THIỆU THƯƠNG HIỆU
Kenny Phạm  •  03/05/2018 11:04  •  0 bình luận  •  1483 lượt xem

Màn chiếu đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với một hệ thống trình chiếu, đặc biệt là hệ thống chiếu phim tại gia. Chất lượng hình ảnh sau cùng mà chúng ta quan sát được chính là do màn chiếu quyết định.

Bạn có thể bỏ ra hàng nhiều ngàn đô la để tậu cho mình một máy chiếu khủng, mua hàng trăm đĩa Bluray có chất lượng cao. Nhưng tất cả sẽ chẳng thể phát huy nếu hình ảnh cuối cùng lại được thể hiện bằng một màn chiếu kém chất lượng. Không thể đánh giá thấp những đóng góp của nó trong một hệ thong chiếu phim tiểu chuẩn.

Treo tường hay cố định ?

Màn chiếu treo tường (Pull Down)

Hầu hết những màn chiếu hiện nay đều ở dạng treo tường, trong đó lại được chia ra làm 2 loại kéo tay và chạy điện.

Ưu điểm: tốn ít diện tích do có thể cuộn lại trong hộp khi không sử dụng. Tính cơ động cao dễ dàng di chuyển khi cần.

Nhược điểm: chất lượng bề mặt màn thường không mịn do chất liệu màn không tốt. Bề mặt màn thường bị nhăn, cong vênh đặc biệt là ở giữa và 2 bên mép màn sau một quá trình sử dụng do bề mặt của màn bị giãn không đều và hệ thống căng màn cũng như bộ cơ cuốn màn hoạt động không tốt. Điều này làm giảm đáng kể chất lượng của hình ảnh. Những màn chiếu cao cấp đã hạn chế được phần nào khuyết điểm này bằng cách sử dụng hệ thống căng màn đặc biệt và bộ cơ cuộn màn vận hành hết sức trơn tru. Tuy nhiên giá thành của những màn chiếu này lại tương đối cao.
Kiến thức cơ bản về màn chiếu

Màn chiếu cố định (Fixed Frame)

Màn chiếu cố định được sử dụng rộng rãi trong các rạp chiếu phim hay các phòng chiếu phim tại gia riêng biệt.

Ưu điểm: bề mặt màn phẳng tuyệt đối giúp cho hình ảnh được thể hiện rất đồng đều. Chất lượng bề mặt màn ít bị suy giảm qua thời gian.

Nhược điểm: Tốn nhiều không gian. Khó khăn trong việc di chuyển

Kiến thức cơ bản về màn chiếu

Kết luận: Nếu bạn có một phòng chiếu phim riêng biệt, tôi khuyên bạn nên chọn màn chiếu cố định. Nó giúp bạn tránh được những phiền toái sau này về chất lượng bề mặt màn chiếu.
Ngoài ra màn chiếu cố định trông cũng rất “Cinema”. Trong trường hợp bạn buộc phải sử dụng màn chiếu treo tường pull-down, hãy kiểm tra thật kỹ chất lượng đảm bảo rằng bề mặt màn phải mịn và phẳng tuyệt đối bằng cách quan sát bề mặt màn chiếu xéo từ phía mép màn dưới ánh mặt trời hay ánh đèn vàng. Hãy chú ý khu vực mép hai bên màn và mép trên ở giữa của màn.

Màn chiếu xám

Các màn chiếu Home Cinema hiện nay có xu hướng sơn màu xám. Tại sao lại như vậy? Về lý thuyết thì màn chiếu màu trắng là cho màu sắc trung thực nhất vì màu trắng phản chiếu chính xác lại màu sắc được chiếu lên nó, bất kỳ màn chiếu có màu sắc nào khác sẽ không ít thì nhiều gây ra sự sai lệch về màu sắc. Nếu để ý bạn có thể thấy rằng hầu hết các rạp chiếu phim chuyên nghiệp đều sử dụng màn chiếu trắng để đảm bảo thể hiện một cách chính xác những màu sắc đưa ra bởi máy chiếu. Vậy tại sao màn chiếu phim gia đình lại màu xám thay vì sử dụng màn màu trắng.

Câu trả lời ở đây chính là việc kiểm soát ánh sáng trong phòng chiếu. Một phòng chiếu phim tiêu chuẩn thì phải hoàn toàn được kiểm soát được sự lọt sáng (ánh sáng bên ngoài lọt vào) và phản xạ ánh sáng trong môi trường phòng chiếu, cụ thể là ánh sáng từ màn chiếu sẽ phản xạ lên những bức tường xung quanh, trần nhà, sàn nhà… và cuối cùng lại dội ngược lên màn chiếu. Và đây là kẻ thù chính giết chết độ tương phản của máy chiếu. Nó sẽ biến màu đen của hình ảnh thành màu xám nhờ nhờ.

Trong điều kiện chiếu phim gia đình, việc kiểm soát hoàn toàn ánh sáng là gần như không thể. Bạn có thể che chắn được ánh sáng từ bên ngoài nhưng cũng không thể nào kiểm soát được hoàn toàn ánh sáng phản xạ trong phòng chiếu phim của mình. Trừ khi bạn sơn toàn bộ phòng chiếu phim của mình bằng màu đen như trong rạp chiếu phim, vì màu đen sẽ hấp thụ hầu hết ánh sáng chiếu lên nó thay vì phản xạ ngược lại lên màn chiếu.

Nhưng hãy tưởng tượng vợ bạn sẽ nói gì khi quay về nhà thấy toàn bộ phòng khách của gia đình hay căn phòng ngủ ấm cúng của 2 vợ chồng đã biến thành màu … đen. Màn chiếu xám được sinh ra để giải quyết vấn đề nan giải này . Màu xám sẽ giúp hấp thụ những ánh sáng của môi trường (ở đây tôi tạm gọi là ánh sáng tạp) không phải do máy chiếu phát ra. Màu xám hấp thụ những ánh sáng tạp và giảm thiểu ảnh hưởng của nó lên hình ảnh màn chiếu.

Tuy nhiên, sử dụng màu xám cũng có những tác dụng phụ của nó, vì trong lúc hấp thụ ánh sáng tạp của môi trường, nó cũng hấp thụ luôn ánh sáng phát ra bởi máy chiếu. Bạn sẽ thấy hình ảnh của phim sẽ tối đi một chút, nhưng bù lại bạn vẫn giữ được màu đen thăm thẳm của bầu trời đen do các ánh sáng tạp đến từ môi trường xung quanh đã bị hấp thu. Ngoài ra bạn cũng có cảm giác rằng màu sắc của màn chiếu trở nên đậm và sâu hơn.
Điều này là do màu xám trong màn chiếu thực chất được pha bởi ba màu sơn cơ bản đỏ, xanh lá cây và xanh dương với một tỷ lệ chính xác tuyệt đối để tránh gây ra hiện tượng lệch màu. Màu xám này được gọi là màu xám trung tính. Màn chiếu Xám trung tính sẽ phản xạ 3 màu cơ bản này mạnh nhất và hấp thu những màu sắc tạp còn lại. Điều này tạo nên gam màu sâu và đậm hơn cho hình ảnh.

Màn chiếu Sony HCSW là một đại diện tiêu biểu cho màn chiếu xám. Màn được sơn một lớp sơn đặc biệt có khả năng phản xạ những bước sóng hẹp do máy chiếu phát ra và hấp thu những bước sóng ánh sáng khác của môi trường.
Kiến thức cơ bản về màn chiếu

Ưu điểm: hấp thu ánh sáng tạp của môi trường, tăng độ tưởng phản và màu sắc của hình ảnh.

Nhược điểm: giảm độ sáng của hình ảnh. Có khả năng gây sai lệch màu sắc nếu màu xám không trung tính.

Kết luận: tác dụng của màn xám vậy là đã rõ. Nhưng chọn màn xám đến mức nào là vừa. Không có một câu trả lời tối ưu nào cho câu hỏi này. Nó phụ thuộc vào điều kiện kiểm soát ánh sáng trong căn phòng của bạn, độ sáng phản của chiếc máy chiếu, gu thẩm mỹ của bạn.
Bạn thích hình ảnh tươi sáng rực rỡ hay bạn thích màu sắc đậm đà và bầu trời đêm đen sâu thẳm… Nếu bạn quyết định mua một màn chiếu xám thì hãy chắc chắn rằng màu xám của màn là trung hòa. Bạn có thể dễ dàng so sánh những màu sắc cơ bản của màn chiếu xám được thể hiện một cách chính xác. Một lần nữa, hãy tin vào đôi mắt của chính mình.

Màn chiếu bạc

Màn chiếu bạc được ứng dụng đầu tiên trong những năm đầu của nền công nghiệp điện ảnh, khi mà công suất chiếu sáng của máy chiếu còn hạn chế. Lớp phủ bạc (hay nhôm) trên màn chiếu giúp tăng độ phản xạ ánh sáng của bề mặt màn chiếu. Danh hiệu “Ngôi sao màn bạc” (Star of silver screen) cũng được bắt nguồn từ sự phổ biến của màn chiếu bạc thời bây giờ.

Tuy nhiên với sự ra đời của những chiếc máy chiếu độ sáng cao và những rạp chiếu phim khổng lồ với hàng ngàn chỗ ngồi đã khiến màn chiếu bạc phải nhường vị trí cho màn chiếu trắng. Ở màn chiếu trắng, hiện tượng hot spot không còn và góc nhìn cũng đủ rộng để bất cứ từ vị trí nào trong rạp chiếu, khán giả cũng có một góc nhìn tốt để thưởng thức trọn vẹn bộ phim.

Vào những năm đầu của thế kỷ 21, sự bùng nổ của công nghệ 3D đã tạo nên cuộc trở về đầy ấn tượng cho màn chiếu bạc. Màn chiếu bạc hiện nay đã được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống rạp sử dụng công nghệ 3D phân cực. Chúng ta sẽ bàn thêm về công dụng của màn chiếu bạc trong các bài viết tiếp theo.

Kiến thức cơ bản về màn chiếu

Độ gain của màn chiếu

Đây là thuật ngữ gây ra khá nhiều nhầm lẫn cho người sử dụng nhất là những người mới bắt đầu tìm hiểu về công nghệ máy chiếu. Gain được hiểu đơn giản là thước đo phản xạ ánh sáng của màn chiếu. Gain càng cao thì độ phản xạ ánh sáng càng lớn. Một màn hình có gain 1 sẽ có độ phản chiếu ánh sáng ngang bằng với một tấm bảng trắng hoàn toàn. Thông thường các màn chiếu loại matte white có độ gain bằng 1.

Tương tự như vậy màn chiếu có gain 1.5 sẽ phản xạ ánh sáng 50% nhiều hơn màn trắng, và màn chiếu có độ gain 0.8 sẽ phản xạ ánh sáng bằng 80% màn trắng. vậy có phải màn chiếu có độ gain càng cao thì càng tốt ? Điều này đúng và cũng không đúng. Một màn chiếu có gian cao thì sẽ cho hình ảnh sáng và rực rỡ. Tuy nhiên một điểm yếu không thể tránh khỏi của màn hình có độ gain cao là tình trạng hot spot.

Đây là hiện tượng màn hình tại trung tâm màn chiếu (đối diện với ống kính máy chiếu hay vị trí của người ngồi) bị sáng hơn những vùng xung quanh, đặc biệt là khu vực rìa màn chiếu. Một ví dụ đơn giản là khi bạn chiếu đèn vào một chiếc đĩa bằng kim loại hay 1 tấm gương, vùng trung tâm của đĩa sẽ tạo 1 vùng sáng chói hình tròn. Một hiện tượng thường gặp nữa ở những màn hình có đọ gain lớn là sự phản sáng của những hạt tinh thể thủy tinh hay bạc trên bề mặt màn chiếu tạo thành những đốm sáng lấp lánh nhỏ như những ngôi sao.

Thông thường ở một khoảng cách nhất định bạn sẽ thấy những ngôi sao lấp lánh này biến mất. Nhưng nếu ở khoảng cách gần thì nó sẽ làm người xem cảm thấy cói mắt và khó chịu.

Hiện nay, các loại màn chiếu thương mại thường cô bố độ gain cho sản phẩn của hình cao nhằm mục đích PR cho sản phẩm mình. Nhưng việc kiểm nghiệm thông số này thực sự là rất khó khăn và không khách quan. Vì vậy cách tốt nhất để mua được một màn chiếu tốt nhất là bạn hãy khoan vội tin vào những thông số của nhà sản xuất. Hãy kiểm nghiệm bằng thực tế và để đôi mắt và sự cảm nhận của bạn quyết định.

Ưu điểm: gain càng cao thì hành ảnh càng sáng

Nhược điểm: hiện tượng hot spot và chói mắt

Kết luận: nếu căn phòng của bạn được kiểm soát ánh sáng tốt và máy chiếu của bạn có độ sáng cao (trên 1000 lum), tôi khuyên bạn không nên chọn những màn chiếu có độ gain quá cao. Nên chọn độ gain trong khoảng 0.8 - 1.5. Nếu bạn vẫn quyết đinh chọn màn có độ gain cao thì nên lưu ý hiện thượng hot spot. Hãy chiếu hình ảnh màu trắng sáng (phong cảnh tuyết chẳng hạn) và chú ý xem khu vực đối diện với máy chiếu có bị sáng rực hay không.

1. Tiêu chuẩn về độ sáng cho chiếu phim
Khi nói vế máy chiếu, chúng ta thường nhắc đến độ sáng của máy chiếu (hay đèn chiếu). Nhưng thực ra chúng ta chỉ quan sát ánh sáng phản chiếu lại từ màn chiếu chứ không phải ánh sáng trực tiếp phát ra từ máy chiếu. Vì vậy sẽ thực tế hơn nếu chúng ta quan tâm đến độ sáng đo tại màn chiếu thay vì độ sáng của đèn chiếu.

Vậy độ sáng của màn chiếu khi chiếu phim bao nhiêu là đủ? Có phải càng sáng là càng tốt. Không hẳn như vậy. Hình ảnh quá sáng sẽ khiến chúng ta bị nhức mắt nhất là khi chúng ta trải qua nhiều giờ để xem phim liên tục. Có một tiêu chuẩn về độ sáng màn chiếu mà hầu hết các rạp chiếu phim chuyên nghiệp đều tuân theo, tiêu chuẩn BS (British Standard). Theo đó độ sáng tiêu chuẩn cho màn chiếu phim của máy Digital là 14 +/-3 fL (foot Lambert) và máy chiếu phim 35mm (phim nhựa hay phim analog) là 16fL.

Các máy chiếu phim gia đình hiện nay hầu hết đều đáp ứng tiêu chuẩn này. Thậm chí có những máy vượt qua cả 18fL như máy Epson TW3600 ở chế độ Dynamic ở khung hình 100in.

Các máy chiếu văn phòng hay máy chiếu văn bản đều có độ sáng rất cao, vượt trên ngưỡng của tiêu chuẩn BS. Điều này là do mục tiêu của các máy chiếu này là để trình chiếu trong điều kiện phòng sáng và người xem không theo dõi trong thời gian dài. Nếu tìm hiểu kỹ thì chúng ta sẽ thấy rằng các máy chiếu văn phòng có độ tương phản và độ chính xác màu rất thấp, vốn là những tiêu chí quan trọng nhất trong chiếu phim ảnh.
Điều này cũng dễ hiểu vì để đạt độ tương phản cao thì hy sinh độ sáng. Và một nguyên nhân nữa là để đạt độ sáng cao thì các máy văn phòng thường có gam màu xanh. Lý do đơn giản là khi nhiệt độ màu tăng cao thì ánh sáng phát ra là ánh sáng xanh (bạn có thể so sánh ngọn lủa của bếp ga và của một ngọn đèn cầy), do vậy máy văn phòng thường thiếu màu đỏ.

2. Độ gain của màn chiếu
Các màn chiếu không tự phát ra ánh sáng mà nó chỉ phản xạ lại ánh sáng chiếu lên nó. Độ phản xạ ánh sáng của màn chiếu thường được đo và tính bằng “gain”. Gain càng cao thì độ phản xa ánh sáng càng lớn (có thể tìm thêm thông tin về gain trong bài viết trước của mình). Các màn chiếu tiêu chuẩn (màn trắng mờ) có độ gain từ 0.8 – 1. Các màn chiếu có gain trên 1.4 được coi là màn gain cao. Nếu độ gain vượt quá 1.8 thì sẽ có khả năng cao xảy ra hiện tượng “hotspot” (xem thêm ở bài trước).

Đối với các màn chiếu có gain cao, chúng ta sẽ không cần phải cho máy chiếu sáng hết cỡ từ đó có thể kéo dài tuổi thọ bóng đèn. Tuy nhiêu đẩy cao độ gain cũng phải đánh đổi bởi độ rộng góc nhìn của màn chiếu.

3. Góc nhìn của màn chiếu
Màn chiếu có gain càng cao thì góc nhìn càng hẹp. Lý do là vì các màn chiếu gain cao sẽ phản chiếu ánh sáng ngược lại theo hướng của nguồn phát sáng, cũng như một tấm gương, thay vì phân tán ánh sáng đều ra các phía.

Kiến thức cơ bản về màn chiếu
Đối với các màn chiếu trắng tiêu chuẩn, sự suy giảm độ sáng cũng xảy ra ở hai bên màn chiếu, đặc biệt là các màn chiếu lớn. Để khác phục điều này, các rạp chiếu phim thường dùng màn chiếu cong để phản chiếu ánh sáng nhiều hơn về phía khán giả. Thông thường độ sâu của màn cong bằng 5% bề ngang của màn. Ví dụ màn rộng 20m thì sâu vào 1m.

Kiến thức cơ bản về màn chiếu
4. Màn chiếu 3D
Phim 3D đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Hiện nay trên thị trường có 3 loại trình chiếu 3D gồm 3D chủ động (3D trặp), 3D bị động (3D phân cực) và công nghệ giao thoa màu của Dolby.

3D phân cực
Thiết bị: Máy chiếu -> kính phân cực -> màn chiếu bạc -> kính đeo phân cực

3D giao thoa màu
Thiết bị: Máy chiếu ->Bánh xe lọc màu -> màn chiếu trắng -> kính đeo lọc màu

3D chủ động
Thiết bị: Máy chiếu trặp hình -> màn chiếu trắng -> kính đeo chặp hình

Màn chiếu dùng cho công nghệ 3D: 
Độ sáng của phim 3D bị suy giảm rất nhiều do kính lọc và kính đeo mắt. Hiện nay công nghệ phân cực RealD là cho hình ảnh sáng nhất. Độ sáng tối thiểu được chấp nhận cho trình chiếu phim 3D hiện nay là 4.5fL. Các công nghệ chiếu 3D khác nhau cũng sử dụng màn chiếu khác nhau:

3D phân cực:
- Màn chiếu bạc để giữ lại tính phân cực của ánh sáng khi phản chiếu ở màn.
- Để đảm bảo chất lượng của hình ảnh 3D, tỷ lệ tách hình phải lớn hơn 130:1. Hay nói một cách nôm na là nếu nhắm mắt trái thì mắt phải quan sát thấy hình ảnh phát ra từ máy chiếu bên phải phải rõ hơn hình ảnh phát ra từ máy chiếu bên trái hơn 130 lần và ngược lại. Điều này đảm bảo hiện tượng bóng ma (hay crosstalk) thấp ở mức chấp nhận được.
- Màn chiếu bạc có gain rất cao nên không dùng được trong trình chiếu 2D do hiện tượng hotspot rất nhiều. 
- Hiện nay một số hãng sản xuất màn chiếu lớn cho ra đời các lọai màn chiếu có thể ứng dụng cho cả 3D phân cực và 2D như Silver 5D (3D+2D) của Stewart Screen hay Harkness 3D screen.

3D giao thoa màu và 3D chủ động
Sử dụng màn trắng thường
Một số rạp dùng màn có gain cao nhằm bù đắp ánh sáng bị hao hụt trong quá trình chiếu 3D

Sưu tầm từ nhiều nguồn

Bình luận

Đánh giá trung bình

(0 Đánh giá)

  • 5
  • 0 Rất hài lòng
  • 4
  • 0 Hài lòng
  • 3
  • 0 Bình thường
  • 2
  • 0 Dưới trung bình
  • 1
  • 0 Thất vọng

Đăng ký nhận thông tin Khuyến mãi & Tin tức từ SAIGON HD

* Bắt buộc nhập!