GIỚI THIỆU THƯƠNG HIỆU
Chuyến thăm đại bản doanh của Accuphase tại Yokohama, Nhật Bản, đã mở ra một thế giới nơi công nghệ và nghệ thuật giao thoa.
AUDIO
Chúng ta sẽ đi từng bước để tìm ra cho mình 1 chiếc tai nghe phù hợp nhất.
Bài viết này của SAIGON HD sẽ giới thiệu đến bạn những chiếc loa JBL đang được yêu thích và địa chỉ mua loa JBL chính hãng uy tín nhất.
Trả lời câu hỏi liệu bạn nên chọn hệ thống phối ghép từng thiết bị riêng biệt hay hệ thống tất cả trong một ...
Củ loa (tên tiếng anh: driver) được coi là trái tim và cũng là linh hồn của bất kỳ bộ loa nào. Về cơ bản, driver có vai trò chuyển tín hiệu điện từ ampli thành âm thanh nhờ chuyển động màng loa. Bài viết này sẽ nêu ra 4 loại củ loa cơ bản và được sử dụng phổ biến nhất.
TWEETER
Loa tần số cao, hay còn gọi là loa treble, loa tweeter hay loa HF (high-frequency). Nhiệm vụ của củ loa này là biểu diễn những âm cao, âm sắc của nhạc cụ và những hiệu ứng kiểu như kính vỡ... trong dải tần khoảng 2.000-20.000Hz. Những củ loa siêu cao hay super tweeter sẽ biểu diễn âm thanh ở khoảng trên 20.000Hz, và thậm chí có thể lên tới 100.000Hz.
Loa tweeter thường có kích cỡ khoảng 1 inch với nhiều loại vật liệu làm màng loa như đồng, nhôm, titan, ma-giê, beryllium có trọng lượng nhẹ, damping thấp. Có nhiều loại tweeter phổ biến như cone, dome, piezo, ribbon, từ phẳng, tĩnh điện, Air Motion Transformer, horn, plasma hoặc ion...
MID
Loa trung, hay còn gọi là loa mid hoặc squawker, phụ trách dải âm thoại và các âm tai người dễ nghe thấy nhất, trong khoảng dải tần 250-2.000Hz. Kích thước của loa cũng thường lớn hơn loa tweeter nhưng hiếm khi quá lớn như loa trầm.
Vật liệu làm màng loa chủ yếu là giấy hoặc các loại plastic như polypropylene, Cobex, Bextrene, sợi Kevlar, sợi thủy tinh, sợi carbon, hoặc các kim loại trọng lượng nhẹ như nhôm, ma-giê, titan aluminium, magnesium, titanium... Các loa trung thường ở dạng cone, ít khi ở dạng dome hay dạng kèn, và hiếm khi sử dụng dạng tĩnh điện, từ phẳng hay ribbon. Phần lớn TV hay radio thường chỉ sử dụng 1 hoặc 2 loa trung để nghe tốt các giọng nói, nên khả năng trình diễn rất hạn chế.
WOOFER
Loa trầm hay còn gọi là woofer, loa bass. Ban đầu, chữ “woof” xuất phát từ từ tượng thanh của tiếng chó sủa trong tiếng anh (woof woof). Loa trầm thường trình diễn âm thanh ở dải tần 500Hz trở xuống. Các củ loa trầm được đánh giá cao khi trình diễn rõ ràng các âm thanh ở tần sổ rất thấp, thậm chí có thể xuống dưới 20Hz. Các loa siêu trầm được gọi là subwoofer, xuất hiện dưới dạng loa riêng biệt chứ không chung thân loa với loa trung hay loa cao. Tiếng trống được coi là đối tượng được nhắc tới nhiều nhất khi nói tới loa trầm, còn khi nói về phim thì là tiếng bom rơi, pô xe...
Thiết kế loa trầm phổ biến nhất là củ loa điện động dùng nón giấy cứng hoặc các vật liệu khác có trọng lượng nhẹ và cứng, đi kèm sẵn ampli tối ưu. Khả năng tái hiện độ sâu của loa đôi khi phụ thuộc vào kích cỡ nón loa và lượng không khí mà nó tác động. Ở mức áp lực âm thanh thông thường, hầu hết tai người đều có thể nghe được âm trầm ở mức 20Hz, và nhiều người có xu hướng thích nghe bass hơn treble do xu hướng âm nhạc đương đại.
FULL-RANGE
Loa toàn dải hay còn gọi là loa full-range có khả năng trình diễn cả dải âm mà không cần các củ loa cao-trung-trầm riêng biệt. Dải tần đáp ứng lý tưởng của loa toàn dải khá rộng, thường ở khoảng 20-20.000Hz theo lý thuyết. Tuy nhiên, các củ loa toàn dải chủ yếu phụ trách phần âm cao và âm trung, ở khoảng 100-20.000Hz.
Loa toàn dải rất phổ biến, có thể tìm thấy trong TV, máy tính hay smartphone... thường là các thiết bị có thiết kế không gian dành cho loa nhỏ gọn để tối ưu thiết kế thẩm mỹ hoặc tính di động.Tuy nhiên, nhiều audiophile cũng thích chơi loa toàn dải vì sự liền mạch và đồng nhất của toàn bộ âm thanh.
Loa toàn dải thường có dạng nón hoặc thiết kế nắp che bụi (dust cap) dạng dome để tối ưu hiệu suất dải âm cao. Các nhà sản xuất cũng có xu hướng tạo ra các củ loa toàn dải có độ nhạy cao (để tối ưu âm trầm) và sử dụng cuộn cảm nhẹ (để tối ưu âm cao), và cũng có nam châm lớn hơn khá nhiều so với thông thường, rồi được đặt trong thùng loa đặt biệt với buồng âm không quá lớn. Cần chú ý rằng củ loa đồng trục không được coi là củ loa toàn dải, nhưng loa tĩnh được thì có thể coi là loại loa toàn dải đặc biệt.
Việc kết hợp giữa các loại củ loa không có bất cứ công thức nào đảm bảo tính ưu việt, do mỗi thiết kế đều có điểm mạnh và yếu riêng, phụ thuộc rất nhiều vào chi phí sản xuất, giá bán của sản phẩm và đặc biệt là định hướng và triết lý của hãng sản xuất. Tuy nhiên, có thể coi rằng loại loa phổ biến nhất trong thế giới Hi-Fi vẫn là 2 đường tiếng (1 củ loa toàn dải phụ trách dải trung/trầm + 1 tweeter phụ trách dải cao) và 3 đường tiếng (một củ loa mỗi loại trầm-trung-cao).
Theo: STEREO.
>> Xem thêm các sản phẩm của SAIGONHD
Loa BOSE 251 Chính Hãng - Nâng Đẳng Cấp Cho Dàn Kraoke Nhà Bạn Cặp loa Bookshelf xem phim nghe nhạc B&W 606 S2 Anniversary Edition Loa Bose DESIGNMAX DM2S Chính Hãng Chất Lượng
Loa BOSE 251 Chính Hãng - Nâng Đẳng Cấp Cho Dàn Kraoke Nhà Bạn
Cặp loa Bookshelf xem phim nghe nhạc B&W 606 S2 Anniversary Edition
Loa Bose DESIGNMAX DM2S Chính Hãng Chất Lượng
(0 Đánh giá)
Gửi đánh giá của bạn
Quên Mật khẩu?
Đăng ký tài khoản để nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ SAIGON HD
Hãy đăng ký bằng Họ và tên,số điện thoại,email thật của bạn để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ SAIGON HD cũng như có cơ hội nhận được thông báo về các chương trình khuyến mãi đặc biệt và các phần quà hấp dẫn